Các giai đoạn phát triển thông tin
1.
Trên Thế giới
Từ thời nguyên thủy, “tiếng
hú” là những tín hiệu thông tin đầu tiên nhằm báo tin cho nhau giữa con người.
Nó là phương tiện truyền báo để con người liên kết nhau lại tạo sức mạnh của cộng
đồng bảo đảm cho cuộc sống săn bắt, hái lượm và chống đỡ với thiên nhiên còn
hoang dã, dữ dội và khắc nghiệt.
Tiếng mõ, tù và bằng vỏ ốc,
sừng trâu và tiếng loa ra đời sau tiếng hú. Tiếp đó đến cồng, chiêng, trống đồng
cũng trở thành những phương tiện thông tin. Ánh lửa soi sáng từ những đêm sâu
thẳm dần dần trở thành những “phong hỏa đài” (Trung Quốc, Việt Nam) hoặc “quang
hiệu báo” (châu Âu) với những trạm nối tiếp theo khoảng cách nối thành mạng lưới
truyền tin tức theo chiều dài và chiều rộng mỗi quốc gia.
Ngôn ngữ ra đời đã xuất hiện
thông tin truyền miệng. Khi có chữ viết thì nội dung thông tin được diễn đạt và
phong kín trong những bức thư. Sự ra đời của nghề in đã đưa nội dung chuyển tải
thông tin lên tầm vóc cao hơn qua các ấn phẩm, sách báo. Những loại hình thông
tin được nâng cao qua các phương thức thông tin khi bước vào thời cận đại
và hiện đại.
Khi những phương thức thông
tin từng bước phát triển, con người sử dụng chim bồ câu, ngựa, chó, thuyền bè để
chuyển tải thông tin, điều đó phản ánh nhu cầu thông tin của con người ngày
càng phát triển. Qua từng thời kỳ lịch sử, con người lọc ra những phát minh mới
nhất để ứng dụng vào thông tin một cách năng động, điều đó càng được nhân lên gấp
bội khi khoa học thông tin xuất hiện.
Bước vào thời kỳ cận đại,
nhất là thời kỳ đầu của cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất, thông tin liên lạc
không chỉ tiến lên bằng những bước nhảy vọt mà đã cất mình bay lên.
Năm 1837: Xê-mu-en Mooc-xơ,
một họa sĩ người Mỹ say mê vật lý đã chế tạo máy điện báo mở đầu cho kỹ thuật
điện báo. Phát minh này thật sự đã mở ra một thời đại mới cho thông tin liên lạc
đường dài.
Năm 1844: đường điện báo đầu
tiên dài 60km nối thông từ Oa-sinh-tơn đến Ban-ti-mo.
Năm 1866: đường điện báo
xuyên Đại Tây dương dài 3.800km nối châu Âu với châu Mỹ giúp nối liền các nước
trên thế giới.
Năm 1876: giáo sư vật lý
A-lếch-xan Ben-lơ cùng sự hoàn thiện của nhà phát minh Tô-mát E-đi-xơn, điện
thoại ra đời nối liền mọi khoảng cách trên phạm vi quốc gia và thế giới. Tiếp
bước điện báo, điện thoại cũng được xuyên qua biển cả và đại dương để mọi người
giao lưu với nhau trong mọi lĩnh vực và cuộc sống.
Năm 1895: A-lếch-xan pô-pốp
thí nghiệm thành công máy phát sóng dựa trên nguyên lý sóng điện từ của Hen-ric
Hec-sơ. Tiếp đó đèn điện tử 2 cực, 3 cực ra đời tạo nền móng cho kỹ thuật thông
tin vô tuyến điện.
Bước vào thế kỷ 20, loài
người đã có một mạng thông tin dày đặc được xác lập từ dưới đáy sâu biển cả,
xuyên trong lòng đất (cáp ngầm), dựng trên tầm cao (dây trần và anten) và bay
trong không gian.
Cũng vào thời kỳ này, thông
tin bưu chính cũng chuyển mình từ chạy bộ, ngựa, thuyền bè sang chuyển tải bằng
ô tô, tầu thủy, máy bay… Tem thư đầu tiên ra đời ở nước Anh năm 1840 sau đó mở
rộng ra khắp thế giới.
Vào nửa sau thế kỷ 20, trên
thế giới, thông tin Bưu điện đã xuất hiện sự “bùng nổ” trong KHKT. Vệ tinh nhân
tạo đầu tiên của Liên Xô được phóng ngày 4/10/1957, năm 1962 vệ tinh Telstar đã
ra đời ở Mỹ mở ra liên lạc bằng vệ tinh với 23 nước châu Âu và 23 thành phố nước
Mỹ.
Ngày nay có hàng trăm vệ
tinh thông tin bay trên bầu trời gồm cả vệ tinh địa tĩnh và vệ tinh di động.
Thông tin vệ tinh đã đi vào đời sống thường ngày và sử dụng rộng rãi trên nhiều
lĩnh vực kể cả hàng không, hàng hải. Với dung lượng cực lớn, nó đã đóng vai trò
quan trọng trong viễn thông Quốc tế.
Trên mặt đất, mạng lưới
thông tin điện thoại được sử dụng dày đặc và đa dạng, ngoài tự động hóa trên mạng
lưới, còn được sử dụng điện thoại ghi âm, điện thoại thấy hình.
Những năm gần đây, sự ra đời
của cáp sợi quang đã mang lại cho con người bước tiến vượt bậc trong truyền báo
thông tin với những tính năng có tần số cao, dây nhẹ bền, ít bị can nhiễu
từ, mỗi sợi dây nhỏ bằng sợi tóc có thể chuyển tải hàng ngàn kênh thông tin.
2.
Tại Việt Nam
Từ thời Hai Bà Trưng (năm
40-43), tiếng trống đồng đã vang động từ thành quách đến thôn dã để truyền tin,
dấy quân chống xâm lược.
Các triều Lý, Trần, Lê và
các triều đại phong kiến đều xác lập hệ thống thông tin trong cơ chế của Nhà nước
phong kiến. Lực lượng thông tin được chọn những người trung kiên nhất, phương
tiện thông tin được chọn những khả năng có sức chuyển tải và cơ động nhất so với
thời ấy như ngựa, thuyền… Các phong hỏa đài được thiết lập từ tuyến biên giới,
tuyến phòng thủ bờ biển để truyền báo về kinh đô. Triều Nguyễn, hệ thống thông
tin trong cả nước được xác lập rộng khắp với hệ thống cung trạm bao gồm bộ trạm,
thủy trạm vững vàng và thực hiện bằng một quy chế có ưu tiên nhưng hết sức
nghiêm ngặt.
Ngày 01/9/1858, liên quân
Pháp-Tây Ban Nha đã nổ súng vào bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng bắt đầu cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1862, đoạn đường điện báo đầu tiên Sài gòn – Biên
Hòa được xây dựng phục vụ cuộc chiến dài 18km.
Năm 1863, thực dân Pháp
phát hành con tem đầu tiên tại Việt Nam
và năm 1864 bắt đầu phát
triển bưu chính bằng thư. Tem bưu chính thuộc địa Pháp gồm có tem đại bàng,
Napoleon,,, được phát hành năm 1881 in đè bằng chữ A&T ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
Năm 1864, điện thoại được
dùng ở Sài Gòn, năm 1889 ở Hà Nội.
Năm 1872, thực dân Pháp đặt
được 6.600km đường dây điện tín, trong đó có 36km đường dây cáp đặt ngầm dưới
nước.
Năm 1884, Pháp đặt xong cáp
biển điện báo Sài gòn – Đồ Sơn, thành lập các bưu cục ở Hà Nội và các thành phố
thị xã thuộc miền Bắc, miền Trung tiếp với các bưu cục chúng đã lập từ trước ở
Nam Bộ.
Năm 1888 hoàn thành đường hữu
tuyến dây trần Sài Gòn – Hà Nội dài 2000km.
Năm 1891-1892, phát hành
các mẫu tem in hình biểu tượng của uy quyền nước Pháp.
Năm 1906, thành lập Nha Tổng
giám đốc Bưu điện Đông dương với tổng biên chế 1644 người.
Đường liên lạc Việt
Nam-Pháp, ngoài việc chuyển tải theo hệ bưu chính và VTĐ, còn dùng điện báo qua
cáp biển Vũng Tàu – Xin-ga-po - Pháp.
Khi Cách mạng tháng 8 thành
công ngày 19/8/1945, toàn bộ mạng thông tin trên đất nước Việt Nam và bộ máy tổ
chức Bưu điện hoàn toàn thuộc về chính quyền cách mạng.
Ngày 19/12/1946, cuộc kháng
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ. Toàn bộ lực lượng thông
tin Bưu điện đã nhanh chóng chuyển hướng để đáp ứng yêu cầu thời chiến.
Trong suốt 2 cuộc chiến
tranh chống Pháp và chống Mỹ, đội ngũ thông tin Bưu điện có mặt trên mọi chiến
trường, trong mọi lĩnh vực và đã trải qua những hy sinh to lớn, phấn đấu không
mệt mỏi, vượt mọi gian nan, thử thách để hoàn thành sứ mệnh của mình.
Trong thời kỳ đổi mới, nhất
là từ năm 1990 đến nay, mạng bưu chính–viễn thông đã có một bước tiến thần tốc,
từ những thiết bị cũ kỹ, phương tiện thô sơ đến nay mạng thông tin quốc gia của
ta đã hoàn thiện và ngang tầm quốc tế và hòa mạng toàn cầu. Ngành Bưu điện đã
trở thành một trong những ngành mũi nhọn đi đầu trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
II. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BỘ MÁY TỔ
CHỨC CỦA NGÀNH BƯU ĐIỆN VIỆT NAM (1945-2009)
1. Tổ chức Bưu điện thời kỳ đầu cách mạng đến 1954
Sau khi Cách mạng tháng
8/1945 thành công, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn giữ nguyên bộ máy cũ
của BĐ Đông Dương có: Nha Tổng giám đốc BĐ và 2 Nha giám đốc BĐ ở 2 miền.
- Ngày 19/12/1946, kháng
chiến toàn quốc bùng nổ, ngành BĐ được củng cố lại để phục vụ thông tin liên lạc
cho các cơ quan cách mạng.
- Ngày 28/6/1947, Bộ Giao
thông Công chính đã ban hành Nghị định số 335/NĐ tổ chức lại ngành Bưu điện: ở
Trung ương có Nha Tổng giám đốc Bưu điện do đ/c Nguyễn Văn Đạt làm Tổng giám đốc;
3 miền có 3 Nha Bưu điện: Nha BĐ Bắc Bộ; Nha BĐ Trung Bộ (từ Thanh Hoá đến Thừa
Thiên) và Nha BĐ miền Nam.
Ban giao thông kháng chiến
các cấp được thành lập ngay sau khi có chiến sự nổ ra và hình thành hệ thống dọc
từ TW đến các khu, tỉnh do cấp uỷ cử người sang phụ trách.
Ban giao thông kháng chiến
TW ở chiến khu Việt Bắc, gọi tắt là GT-ATK (Giao thông An toàn khu) có nhiệm vụ
phục vụ TW Đảng và Chính phủ để chuyển phát công văn, tài liệu, mệnh lệnh... đi
khắp cả nước.
- Đầu năm 1948, Ban phân phối
tài liệu của Tổng bộ Việt Minh được sáp nhập vào Ban Giao thông kháng chiến TW,
do đồng chí Trần Quang Bình làm Trưởng Ban, đồng chí Vũ Văn Quý làm Phó Ban.
- Ngày 25/0l/1948, Chủ tịch
Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 120/SL, hợp nhất các khu thành Liên khu, theo đó, Bộ
Giao thông Công chính ra Nghị định lập các Nha giám đốc Công chính và Bưu điện
Liên khu cho phù hợp với tình hình thời chiến. Tổ chức của Bưu điện thời kỳ này
như sau:
+ Cấp TW: có Nha Bưu điện
VN do Giám đốc Nha điều hành. Giám đốc Nha là đồng chí Nguyễn Văn Đạt. Ngày
22/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh bổ nhiệm đồng chí Trần Quang Bình,
Trưởng Ban Giao thông kháng chiến TW giữ chức Phó Giám đốc Nha BĐVN. Đến ngày
16/2/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại ký Sắc lệnh bổ nhiệm đồng chí Trần Quang
Bình giữ chức Giám đốc Nha BĐVN, thay đồng chí Nguyễn Văn Đạt chuyển công tác
khác.
+ Cấp Liên khu: ở mỗi Liên khu
kháng chiến có 01 Nha Bưu điện Liên khu do Giám đốc Liên khu điều hành.
+ Cấp tỉnh: ở mỗi tỉnh có một
Ty Bưu điện do Trưởng ty điều hành.
- Ngày 12/6/1951, Chủ tịch
Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 31/SL đổi tên Nha BĐVN thành Nha Bưu điện - Vô tuyến
điện do đồng chí Trần Quang Bình làm Giám đốc.
- Ngày 16/8/1951, Bộ Giao
thông Công chính ban hành Nghị định quy định tổ chức bộ máy của Nha BĐ-VTĐ như
sau:
+ Ở TW có Nha Bưu điện –
VTĐ. Các đơn vị trực thuộc Nha gồm có: Văn phòng Nha (phòng hành chính, phòng
cán bộ, phòng bưu vụ, phòng điện vụ - kể cả vô tuyến điện); Ty Bưu điện đặc biệt;
Cơ xưởng Bưu điện VTĐ; Điện đài TW.
+ Các Liên khu có: các bưu
điện VTĐ đặc khu; Phòng Bưu điện đặc biệt; Văn phòng; Cơ xưởng Bưu điện - VTĐ;
Điện đài Liên khu.
+ Các tỉnh có Ty Bưu điện -
VTĐ.
+ Các huyện có Phòng Bưu điện
huyện.
+ Các xã có Trạm Bưu điện
thay thế Ban giao thông xã. Hệ thống tổ chức Bưu điện-VTĐ thời kỳ kháng chiến
chịu sự lãnh đạo của ngành Bưu điện-VTĐ và Uỷ ban Hành chính kháng chiến các cấp.
Từ năm 1951- 1954, tổ chức bộ máy của ngành BĐ-VTĐ không có gì thay đổi.
2. Tổ chức Bưu điện Việt Nam (1954 – 1975)
- Ngày 8/3/1955, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Nghị định số 480-TTg đổi tên Nha Bưu điện-VTĐ thành Tổng cục
Bưu điện. Hoạt động của Ngành từ quản lý hành chính sự nghiệp chuyển sang hoạt
động có kinh doanh. Hình thức tổ chức Bưu điện toàn miền Bắc có 5 cấp: Tổng cục;
Sở, Ty, Phòng, Trạm. Căn cứ vào Nghị định, ngày 14/3/1955 Bộ Giao thông Công
chính đã ban hành Nghị định quy định nhiệm vụ, tính chất và tổ chức của Tổng cục
Bưu điện.
+ Ở Trung ương có Tổng cục
Bưu điện. Tổ chức ở Tổng cục Bưu điện gồm: Ban kiểm tra; Ban Thể lệ; Phòng
HCQT; Phòng Kế hoạch thống kê; Phòng Kiến thiết; Phòng Tài vụ kế toán; Phòng Tổ
chức cán bộ và Giáo dục. Cục quản lý Bưu chính; Cục quản lý điện chính; Cục
Cung ứng; Trường Bưu điện trung, sơ cấp và Tổng đội công trình.
+ Ở tỉnh, thành phố có Sở
và Ty BĐ.
+ Dưới Ty có Phòng Bưu điện
huyện và thị xã.
+ Dưới Phòng có Trạm Bưu
chính xã.
- Ngày 15/8/1955, Liên bộ
Giao thông Công chính và Bộ tuyên truyền ra Nghị định giao cho TCBĐ đảm nhận việc
phát hành báo chí thay cho Nhà in Quốc gia.
- Ngày 19/9/1955, Hội đồng
Chính phủ ra Nghị quyết tách Bộ Giao thông công chính thành 2 Bộ: Bộ Giao thông
và Bưu điện (Bộ GTBĐ) và Bộ Thuỷ lợi và Kiến trúc. Tổng cục Bưu điện trực thuộc
Bộ Giao thông và Bưu điện.
- Ngày 12/6/1956, Thủ tướng
Chính phủ ra Nghị định bổ nhiệm đồng chí Trần Quang Bình là Chủ nhiệm Tổng cục
Bưu điện và đồng chí Ngô Huy Văn làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Bưu điện.
- Ngày 16/6/1956, Bộ GTBĐ
ra Nghị định sửa đổi tổ chức của TCBĐ ở trung ương như sau: Phòng Hành chính;
Phòng Quản trị; Phòng Nhân sự; Phòng Giáo dục và Hợp tác kỹ thuật; Phòng Tài vụ;
Phòng thống kê Kế hoạch; Phòng Bưu chính; Phòng Mở rộng PHBC; Phòng Điện thoại
nội hạt; Phòng Đường dây đường đài; Phòng Liên lạc quốc tế; Phòng Cung ứng vật
liệu; Phòng Kiến thiết cơ bản; Ban Kiểm tra; Tổng đội công trình;Trường trung cấp
Bưu điện. Như vậy Nghị định này chỉ thay đổi về tổ chức bộ máy ở Văn phòng
TCBĐ, Bưu điện địa phương vẫn giữ nguyên.
- Ngày 21/2/1961, Thường vụ
Quốc hội đã phê chuẩn Nghị quyết của Hội đồng chính phủ đặt TCBĐ là cơ quan trực
thuộc Hội đồng Chính phủ. Ngày 27/2/1961, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định bổ
nhiệm đ/c Trần Quang Bình giữ chức Tổng cục trưởng TCBĐ.
- Ngày 13/5/1961, Hội đồng
Chính phủ ra Quyết định số 63/CP tách TCBĐ ra khỏi Bộ Giao thông và Bưu điện đặt
thành cơ quan trực thuộc Chính phủ.
- Ngày 9/2/1962, HĐCP ban
hành Quyết định giao cho TCBĐ nhiệm vụ quản lý phát triển mạng lưới truyền
thanh và đổi tên TCBĐ thành TCBĐ và Truyền thanh. Tổ chức bộ máy của TCBĐ và
Truyền thanh ở Trung ương có: Văn phòng; Ban thanh tra; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế
hoạch tài vụ; Cục Kiến thiết cơ bản; Cục Cung cấp; Cục Bưu chính và PHBC; Cục
điện chính; Cục Truyền thanh và các đơn vị sự nghiệp, xí nghiệp do Tổng cục quản
lý ở các tỉnh, thành có các Sở, Ty Bưu điện. Dưới Sở, Ty có Phòng BĐ huyện. Bưu
điện huyện quản lý các bưu điện xã.
- Ngày 17/6/1965, HĐCP ban
hành Quyết định thành lập Cục BĐTW trực thuộc Tổng cục Bưu điện do đ/c Phạm Văn
Nam (Nam Sơn) giữ chức Cục trưởng.
- Ngày 24/1/1968, HĐCP ban
hành Nghị định đổi tên Tổng cục BĐ và Truyền thanh thành Tổng cục Bưu điện,
theo đó, chức năng quản lý truyền thanh chuyển về Đài tiếng nói Việt Nam.
- Ngày 1/7/1969, HĐCP ban
hành Quyết định chuyển trường Cán bộ Bưu điện Truyền thanh thành Trường Đại học
Kỹ thuật Thông tin Liên lạc.
- Ở miền Nam, trong kháng
chiến chống Pháp, lúc đầu do Xứ uỷ lãnh đạo, đến năm 1951 thành lập Trung ương
Cục miền Nam. Tháng 10/1954 thành lập lại Xứ uỷ. Dưới Xứ uỷ có 3 Liên tỉnh uỷ
(miền Đông, miền Trung, miền Tây Nam bộ) và Khu uỷ Sài Gòn-Chợ Lớn. Ở Trung bộ,
giữ nguyên Liên khu uỷ V. Riêng Thừa Thiên, Quảng Trị tạm giao cho Liên khu uỷ
IV phụ trách.
- Ngày 2/6/1962, Ban Giao
bưu vận miền Nam được thành lập theo QĐ của TW Cục miền Nam. Đ/c Nguyễn Chí Quyết
làm Trưởng Ban. Các đ/c Trần Văn Thâm; Nguyễn Văn Hoá; Trần Nam Thống là Phó
Ban. Cuối năm 1960, Xứ uỷ cho thành lập cụm đài B8 Thông tin trực thuộc Văn
phòng xứ ủy do đ/c Nguyễn Thành Danh là Trưởng Ban. Tháng 10/1961 cụm đài B8 được
chuyển thành Ban Thông tin liên lạc TW Cục R chỉ đạo mạng lưới VTĐ toàn miền
Nam.
- Ngày 8/4/1975, HĐCP ký
Nghị định số 68/CP ban hành kèm theo Điều lệ về tổ chức hoạt động của TCBĐ,
giao cho TCBĐ ''Thống nhất quản lý Nhà nước về công tác thông tin liên lạc
trong cả nước''. Nghị định 68/CP quy định cơ cấu tổ chức của Tổng cục BĐ gồm
có:
+ Các tổ chức sản xuất kinh
doanh bao gồm: Cục Bưu chính - PHBC; Cục điện chính; Cục BĐTW; Cục vật tư; Viện
Thiết kế BĐ; Công ty Công-trình BĐ; BĐ TP Hà Nội và các BĐ tỉnh, thành phố trực
thuộc TW.
+ Các tổ chức nghiên cứu
đào tạo tại: Viện Kinh tế và Quy hoạch BĐ; Viện Khoa học kỹ thuật BĐ; Trường đại
học BĐ và các trường đào tạo.
+ Các cơ quan chức năng của
Tổng cục: Văn phòng; Vụ kế hoạch; Vụ kế toán thống kê; Vụ kỹ thuật; Vụ cán bộ
đào tạo; Vụ lao động tiền lương; Vụ hợp tác quốc tế; Cục quản lý XD cơ bản; Ban
thanh tra; Ban quân sự và các đơn vị thuộc diện quản lý của Tổng cục.
- Đầu tháng 7/1975, Tổng cục
Bưu điện miền Nam được thành lập theo Quyết định số 024/QĐ/75 của Thường vụ TW
Cục. Ban cán sự Đảng TCBĐ miền Nam có các đ/c: Nguyễn Văn Đạt, Trần Văn Thâm,
Trần Thắng Minh, Hoàng Bạn, do đ/c Trần Văn Thâm làm Bí thư. Về mặt chính quyền,
đ/c Nguyễn Văn Đạt làm Tổng cục trưởng Tổng cục BĐ miền Nam. Các đ/c Trần Văn
Thâm, Trần Thắng Minh, Hoàng Bạn, Nguyễn Thành Danh làm Tổng cục phó.
3. Tổ chức Bưu điện Việt Nam giai đoạn từ (1976 – 1986)
- Ngày 13/7/1976, HĐCP ra
Quyết định bổ nhiệm đ/c Phạm Niên, Đại tá, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thông tin thuộc Bộ
quốc phòng sang giữ chức Tổng cục trưởng TCBĐ, thay đ/c Trần Quang Bình nghỉ
hưu theo chế độ. Đ/c Vũ Văn Quý giữ chức vụ Bí thư Đảng đoàn TCBĐ, Tổng cục phó
TCBĐ.
- Ngày 17/7/1976, Thủ tướng
Chính phủ ký Quyết định bổ nhiệm đ/c Trần Văn Thâm Tổng cục Phó TCBĐ miền Nam
giữ chức Tổng cục phó TCBĐ. Từ ngày 2-7/8/1976, Hội nghị thống nhất ngành BĐ được
tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Sau khi thống nhất, Bưu điện 2 miền vẫn thực hiện
Nghị định 68/CP của Chính phủ.
- Ngày 02/11/1979, HĐCP ra
Nghị định số 390/CP sửa đổi một số điểm bản Điều lệ về tổ chức và hoạt động của
TCBĐ. Theo đó, hệ thống tổ chức của Ngành BĐ gồm: Tổng cục BĐ; Bưu điện tỉnh,
thành phố, đặc khu trực thuộc TW; Bưu điện huyện và tương đương; Trạm BĐ xã và
tương đương. Chuyển các cục thành Vụ, giải thể Cục Vật tư thành lập Công ty Vật
tư; đổi tên Viện Kinh tế và Quy hoạch BĐ thành Viện Kinh tế BĐ.
- Ngày 25/01/1979, Tổng cục
BĐ ra QĐ số 181/QĐ thành lập Ban kiến thiết các công trình thông tin: Trạm mặt
đất thông tin vệ tinh, công trình điện thoại tự động, công trình điện thoại di
động, công trình cáp đồng trục, công trình thông tin vi ba...
- Thể theo nguyện vọng của
CBCNV trong Ngành, qua nhiều lần nghiên cứu và tham khảo các ý kiến các đồng
chí lão thành đã từng làm giao thông liên lạc, Ban cán sự Đảng Tổng cục BĐ đã
quyết định lấy ngày 15/8 làm ngày truyền thống Ngành. Đó là ngày Hội nghị toàn
quốc của Đảng họp (14-15/8/1945) ra Nghị quyết về công tác giao thông liên lạc,
trong đó có câu: ''Lập Ban giao thông chuyên môn và giúp đỡ đầy đủ cho họ làm
tròn nhiệm vụ''. Ngày 15/8/1980, lần đầu tiên ngành BĐ tổ chức kỷ niệm ngày
truyền thống. Từ đó trở đi, hàng năm cứ đến ngày 15/8, ngành Bưu điện lại tổ chức
lễ kỷ niệm ngày truyền thống.
- Ngày 12/6/1984, đ/c Phạm
Niên - Tổng cục trưởng nghỉ hưu. Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định bổ nhiệm đ/c
Đặng Văn Thân, Giám đốc Trung tâm Viễn thông III , giữ chức Quyền Tổng cục trưởng
TCBĐ (đến tháng 9/1985 đ/c giữ chức Tổng cục trưởng TCBĐ). Để tăng cường cán bộ
lãnh đạo cho TCBĐ, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định bổ nhiệm đ/c Đoàn Ngọc
Chung - Viện phó Viện kinh tế Bưu điện và đ/c Lê Đức Niệm- Giám đốc BĐ Phú
Khánh làm Phó Tổng cục trưởng TCBĐ.
4. Tổ chức Bưu điện Việt Nam giai đoạn từ 1986 - nay
- Ngày 07/4/1990, Hội đồng
Bộ trưởng ra Nghị định số 115/CP chuyển Tổng cục BĐ thành Tổng công ty Bưu
chính Viễn thông Việt Nam chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Giao thông vận tải
và BĐ. Ngày 28/4/1990, Tổng công ty BCVTVN ra Quyết định số 02/TCCB-LĐ chuyển bộ
máy chức năng giúp việc Tổng cục trưởng TCBĐ thành bộ máy chức năng giúp việc Tổng
giám đốc Tcty đ/c Đặng Văn Thân được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc. Các đốc
Hoàng Bạn, Trương Văn Thoan, Mai Liêm Trực (6/90), Đỗ Trung Tá (9/90), Nguyễn Hữu
Bản (10/90), Đặng Đình Lâm (7/1991) lần lượt được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng
giám đốc Tcty.
- Ngày 26/10/1992, Chính phủ
ra Nghị định số 03/CP về thành lập lại Tổng cục BĐ và quy định Tổng cục BĐ là
cơ quan trực thuộc Chính phủ, có chức năng quản lý Nhà nước ngành BĐ trong phạm
vi cả nước. Đ/c Đặng Văn Thân được bổ nhiệm giữ chức Tổng cục trưởng TCBĐ. Các
đồng chí Mai Liêm Trực , Đỗ Trung Tá được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng
TCBĐ. Bộ máy của TCBĐ gồm:
+ Bộ máy giúp việc Tổng cục
trưởng: Văn phòng; Vụ Chính sách BĐ; Vụ KHCN và Hợp tác QT; Vụ kinh tế kế hoạch;
Vụ TCCB-LĐ; Thanh tra TCBĐ
+ Đơn vị sản xuất kinh
doanh trực thuộc TCBĐ là Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông. Các đơn vị trực
thuộc Tcty BCVT là: VDC, VMS, VTN, VTI, VPS và các Bưu điện tỉnh, thành phố.
- Ngày 27/4/1993, Thủ tướng
Chính phủ Võ Văn Kiệt ký QĐ bổ nhiệm đ/c Nguyễn Bá, Giám đốc Bưu điện TP. Hồ
Chí Minh giữ chức Tổng giám đốc Tcty BC-VT. Các đ/c Đoàn Ngọc Chung, Nguyễn Hữu
Bản, Đặng Đình Lâm giữ chức Phó Tổng giám đốc Tcty BC-VT.
- Ngày 7/5/1994, Thủ tướng
Chính phủ ra QĐ số 91/TTg chuyển Tổng Công ty BC- VT thành Tổng công ty kinh
doanh của Nhà nước (gọi tắt là Tổng công ty 91). Ngày 29/4/1995, Thủ tướng
Chính phủ ra QĐ số 249/TTg về việc thành lập Tổng công ty BC- VT VN trực thuộc
Chính phủ có Hội đồng quản trị trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị sản xuất, dịch
vụ, lưu thông, sự nghiệp về bưu chính - viễn thông thuộc Tổng cục BĐ.
- Ngày 30/5/1995, Thủ tướng
Chính phủ ra QĐ số 33/TTg bổ nhiệm lãnh đạo Hội đồng Quản trị Tcty gồm các đ/c:
+ Đ/c Đỗ Trung Tá - Chủ tịch
HĐ.
+ Đ/c Nguyễn Hữu Bản - Phó
chủ tịch HĐ.
+ Đ/c Mai Liêm Trực - UVHĐ
kiêm Tổng giám đốc Tcty.
+ Đ/c Hoàng Xuân Nguyên – Uỷ
viên HĐ.
+ Đ/c Vũ Ngọc Nhật - UVHĐ.
+ Đ/c Trần Du Lịch - UVHĐ.
Các đ/c Đặng Đình Lâm, Đòan
Ngọc Chung, Vũ Văn Luân (6/1995) giữ chức Phó Tổng giám đốc Tcty BC-VTVN.
- Ngày 5/2/1997, Thủ tướng CP
ký QĐ bổ nhiệm đ/c Đặng Đình Lâm giữ chức Tổng giám đốc Tcty.
Để tăng cường lãnh đạo cho
TCBĐ, ngày 16/8/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ký QĐ bổ nhiệm các đ/c Nguyễn Huy
Luận và Nguyễn Quế Hương giữ chức Phó Tổng cục trưởng TCBĐ.
- Ngày 9/12/1995, Tổng cục
trưởng TCBĐ đã ký QĐ bổ nhiệm đ/c Trần Thị Xuân Nhật giữ chức Phó Tổng giám đốc
Tcty.
- Ngày 11/3/1996, Chính phủ
ban hành Nghị định 12/CP về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy TCBĐ.
Bộ máy của TCBĐ gồm 9 vụ: Vụ TCCB; Vụ chính sách BĐ; Vụ Khoa học công nghệ - Hợp
tác Quốc tế; Vụ kinh tế - kế hoạch; Văn phòng TCBĐ; Thanh tra TCBĐ; Cục tần số
VTĐ; Cục BĐ khu vực II; Cục BĐ khu vực III.
- Ngày 5/10/1996, Thủ tướng
CP ký QĐ số 740/TTg bổ nhiệm đ/c Nguyễn Huy Luận giữ chức Quyền Tổng cục trưởng
TCBĐ.
- Ngày 5/2/1997, Thủ tướng
CP ký QĐ số 83/TTg bổ nhiệm đ/c Mai Liêm Trực giữ chức Tổng cục trưởng TCBĐ.
- Ngày 14/10/1999, Thủ tướng
Chính phủ ký QĐ bổ nhiệm đ/c Trần Đức Lai và đ/c Trần Ngọc Bình giữ chức Phó Tổng
cục trưởng TCBĐ; các đ/c Tạ Lựu, Nguyễn Văn Thu giữ chức UV Hội đồng Quản trị
Tcty.
- Ngày 29/10/1997, Tổng cục
trưởng TCBĐ ký QĐ bổ nhiệm đ/c Lý Kiệt làm Phó tổng giám đốc Tcty BC-VTVN.
- Ngày 17/9/1999, Tổng cục
trưởng TCBĐ ký QĐ bổ nhiệm đ/c Hoàng Thọ Thái và Trần Mạnh Hùng giữ chức Phó tổng
giám đốc Tcty.
- Ngày 17/11/2000, Tổng cục
trưởng TCBĐ ký QĐ bổ nhiệm đ/c Lê Anh Đức giữ chức Phó tổng giám đốc Tcty.
- Ngày 5/8/2002, Quốc hội
khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 02/2002/QH11 về việc thành lập Bộ BC-VT trên
cơ sở TCBĐ do đ/c Đỗ Trung Tá làm Bộ trưởng.
Cơ cấu tổ chức của Bộ BC,VT
gồm:
+ Vụ bưu chính; Vụ viễn
thông; Vụ công nghiệp công nghệ TT; Vụ khoa học công nghệ; Vụ kế hoạch tài
chính; Vụ hợp tác quốc tế; Vụ pháp chế; Vụ TCCB; Cục Tần số VTĐ; Cục quản lý chất
lượng BC-VT và CNTT; Cục BC-VT và CNTT khu vực I; Cục BC-VT và CNTT khu vực II;
Cục BC-VT và CNTT khu vực III; Thanh tra; Văn phòng.
+ 5 tổ chức sự nghiệp thuộc
Bộ là: Viện chiến lược BC-VT và CNTT; Trung tâm Intemet Việt Nam; Tạp chí BCVT
và CNTT; Trung tâm thông tin; Báo Bưu điện VN.
Ngày 23/8/2002, Chủ tịch
HĐQT Tcty đã ký QĐ bổ nhiệm các đ/c Bùi Thiện Minh, Nguyễn Bá Thước, Phạm Long
Trận giữ chức Phó tổng giám đốc Tổng công ty BC- VTVN.
Ngày 02/11/2002, Thủ tướng
Chính phủ đã ký QĐ bổ nhiệm các đ/c Mai Liêm Trực, Đặng Đình Lâm, Lê Nam Thắng,
Trần Thị Ngọc Bình giữ chức Thứ trưởng Bộ Bưu chính-Viễn thông. Cùng ngày, Thủ
tướng Chính phủ đã ký QĐ bổ nhiệm đ/c Vũ Văn Luân giữ chức Chủ tịch HĐQT Tcty
và đ/c Phạm Long Trận giữ chức Tổng giám đốc Tcty.
- Ngày 02/11/2002, Thủ tướng
Chính phủ đã ký QĐ bổ nhiệm đ/c Vũ Văn Luân giữ chức Chủ tịch HĐQT Tcty và đ/c
Phạm Long Trận giữ chức UVHĐQT, Tổng giám đốc Tcty BCVT VN.
- Ngày 15/01/2004, Hội đồng
QT Tcty ra QĐ số 27/QĐ-TCCB bổ nhiệm ông Lâm Hoàng Vinh, Trưởng Ban Hợp tác quốc
tế giữ chức phó TGĐ Tcty BCVT VN.
- Ngày 18/4/2005, Thủ tướng
Chính phủ ký QĐ số 307/QĐ-TTG về việc ông Mai Liêm trực, Thứ trưởng Bộ BCVT và
QĐ 308/QĐ-TTg về việc ông Đặng Đình Lâm, Thứ trưởng Bộ BCVT nghỉ hưu.
- Ngày 10/01/2005, Thủ tướng
CP có QĐ số18//QĐ/TTg về việc bổ nhiệm ông Trần Đức Lai, Vụ trưởng Vụ TCCB, giữ
chức Thứ trưởng Bộ BCVT.
- Ngày 25/7/2005, Thủ tướng
Chính phủ có QĐ số 729/QĐ-TTg về việc điều động, bổ nhiệm ông Vũ Đức Đam, Phó
chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh giữ chức Thứ trưởng Bộ BCVT.
- Ngày 15/2/2006, Thủ tướng
CP có QĐ số 314/QĐ-TTg về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Hồng, Vụ trưởng Vụ Tổ
chức cán bộ giữ chức Thứ trưởng Bộ BCVT và QĐ số 316/QĐ-TTg về việc bổ nhiệm
ông Nguyễn Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác QT giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ BC-VT.
- Ngày 23/3/2005, Thủ tướng
CP có QĐ số 58/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn
BCVT VN, trên cơ sở sắp xếp lại Tcty BCVT VN.
- Ngày 09/11/2005, ông Lê
Anh Đức, Phó TGĐ Tcty nghỉ hưu theo chế độ. Ngày 30/11/2005, ông Vũ Văn Luân
nghỉ hưu theo chế độ.
- Từ ngày 30/11/2005 đến
ngày 21/2/2006, ông Phạm Long Trận, giữ chức Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Tổng
công ty BCVT VN.
- Ngày 9/01/2006, Thủ tướng
chính phủ có QĐ số 06/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ-Tập đoàn BCVT
VN. Ngày 17/11/2006, Thủ tướng CP có QĐ số 265/2006/QĐ-TTg phê duyệt Điều lệ tổ
chức và hoạt động của Tập đoàn BCVT VN.
- Ngày 21/2/2006, Thủ tướng
CP ra QĐ số 349/QĐ-TTg về việc bổ nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị Tập đoàn
BCVT VN.
Thành viên HĐQT gồm:
1. Ông Phạm Long Trận, UV
thường trực HĐQT, giữ chức Quyền Chủ tịch HĐQT. Đến ngày 16/7/2008, Thủ tướng
Chính phủ có QĐ số 929/QĐ-TTg bổ nhiệm ông Phạm Long Trận giữ chức vụ Chủ tịch
HĐQT Tập đoàn.
2. Ông Vũ Tuấn Hùng, Giám đốc
BĐ Hà Nội, giữ chức UV HĐQT; Ngày 8/5/2006 Hội đồng Quản trị Tập đoàn ra QĐ số
01/QĐ-TCCB/HĐQT bổ nhiệm ông Vũ Tuấn Hùng giữ chức vụ Tổng giám đốc Tập đoàn.
3. Ông Hoàng Thọ Thái, Phó
TGĐ, giữ chức UV HĐQT, Trưởng Ban Kiểm soát, Bí thư Đảng ủy Tập đoàn.
4. Ông Trần Mạnh Hùng,
UVHĐQT, Giám đốc BĐ Hà Nội.
5. Ông Lý Kiệt, Phó TGĐ
Tcty giữ chức UV HĐQT Tập đoàn. Đến ngày 24/01/2008, Hội đồng QT có QĐ số
34/QĐ-TCCB-LĐ/HĐQT bổ nhiệm ông Lý Kiệt làm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn.
6. Ông Phan Hoàng Đức, Chủ
tịch CĐBĐVN, giữ chức UV HĐQT Tập đoàn. Đến ngày 24/01/2008, HĐQT ra QĐ số
35/QĐ-TCCB-LĐ/HĐQT bổ nhiệm ông Phan Hoàng Đức giữ chức Phó Tổng GĐ Tập đoàn.
7. Ông Đỗ Ngọc Bình, Trưởng
Ban Bưu chính Phát hành Báo chí Tcty BCVT VN giữ chức UV HĐQT Tập đoàn.
8. Ông Nguyễn Minh Dân, Vụ
trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ TT&TT giữ chức vụ Uỷ viên kiêm nhiệm HĐQT
Tập đoàn.
- Ngày 08/5/2006, HĐQT Tập
đoàn ra QĐ số 02/QĐ-TCCB-LĐ/HĐQT bổ nhiệm ông Bùi Thiện Minh, Phó TGĐ Tcty BCVT
VN giữ chức vụ Phó TGĐ Tập đoàn BCVT VN.
- Ngày 08/5/2006, HĐQT Tập
đoàn ra QĐ số 04/QĐ-TCCB-LĐ/HĐQT bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Thước, Phó TGĐ Tổng
công ty BCVT VN giữ chức vụ Phó TGĐ Tập đoàn BCVT VN.
- Ngày 08/5/2006, HĐQT Tập
đoàn ra QĐ số 03/QĐ-TCCB-LĐ/HĐQT bổ nhiệm ông Lâm Hoàng Vinh, Phó TGĐ Tổng công
ty BCVT VN giữ chức vụ Phó TGĐ Tập đoàn BCVT VN.
Ban Tổng giám đốc gồm:
1. Ông Vũ Tuấn Hùng, TGĐ
2. Ông Bùi Thiện Minh, Phó
TGĐ
3. Ông Nguyễn Bá Thước, Phó
TGĐ
4. Ông Lâm Hoàng Vinh, Phó
TGĐ, Thủ trưởng Cơ quan.
- Ngày 18/7/2008, Tổng giám
đốc Tập đoàn đã ban hành QĐ phân công nhiệm vụ ông Lâm Hoàng Vinh, Phó TGĐ Tập
đoàn kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Công ty Dịch vụ VT - Vinaphone.
5. Ông Phan Hoàng Đức,
UVHĐQT, Phó TGĐ, Thủ trưởng Cơ quan
6. Ông Lý Kiệt, UVHĐQT, Phó
TGĐ
- Ngày 26/3/2006, Tập đoàn
BCVT VN chính thức ra mắt và hoạt động theo mô hình Tập đoàn.
- Ngày 01/6/2007, Thủ tướng
CP ra QĐ số 674/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thành lậpTổng công ty Bưu chính Việt
Nam. Ngày 15/6/2007, Bộ BCVT ra QĐ số 16/2007/QĐ-BBCVT về việc thành lập Tổng
công ty Bưu chính Việt Nam.
- Ngày 01/8/2007, kỳ họp thứ
nhất Quốc hội khoá XII đã phê chuẩn việc thành lập Bộ TT&TT (Ministry of
Information and Comunications - MIC) trên cơ sở sắp xếp lại Bộ BCVT và sáp nhập
thêm mảng báo chí, xuất bản, do Ông Lê Doãn Hợp, Bộ trưởng Bộ VHTT được bổ nhiệm
làm Bộ trưởng. Ông Đỗ Trung Tá được Chính phủ điều động lên làm Phái viên của
Thủ tướng Chính phủ về CNTT, Chủ tịch Hội đồng Chính sách công nghệ thông tin
quốc gia.
- Ngày 08/8/2007, Thủ trướng
Nguyễn Tấn Dũng ký QĐ bổ nhiệm 6 Thứ trưởng Bộ TT&TT gồm các ông: Lê Nam Thắng,
Vũ Đức Đam, Trần Đức Lai, Nguyễn Thành Hưng, Nguyễn Minh Hồng và Đỗ Quý Doãn. Đến
cuối năm 2007, ông Vũ Đức Đam, UV dự khuyết TW Đảng, Thứ trưởng Bộ TT&TT được
Thủ tướng Chính phủ cử giữ chức vụ Phó bí thư thường trực tỉnh uỷ Quảng Ninh.
Ngày 5/5/2008, ông được giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.
- Ngày 14/11/2007, HĐQT Tập
đoàn ra QĐ số 480/QĐ-HĐQT phê duyệt Phương án tổ chức bộ máy giúp việc của Tcty
BCVN. Ngày 15/11/2007, HĐQT Tập đoàn ra QĐ số 496/QĐ-HĐQT Phê duyệt phương án
chia tách BCVT trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Theo đó, từ Bưu điện tỉnh hiện
nay sẽ hình thành 2 đơn vị mới:
+ Một đơn vị là BĐ tỉnh,
thành phố mới (gọi là BĐ tỉnh), trực thuộc Tcty Bưu chính VN, có chức năng quản
lý mạng lưới bưu chính và kinh doanh các dịch vụ bưu chính, PHBC và thực hiện
các nhiệm vụ công ích trên địa bàn tỉnh, thành phố.
+ Đơn vị còn lại là viễn
thông tỉnh, thành phố (gọi là Viễn thông tỉnh, thành phố), trực thuộc Công ty mẹ
- Tập đoàn BCVT VN (VNPT), có chức năng quản lý mạng lưới viễn thông nội hạt và
kinh doanh các dịch vụ VT, CNTT trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Ngày 01/01/2008, Tập đoàn
hoạt động theo mô hình mới. Tổng công ty Bưu chính VN chính thức đi vào hoạt động.
- Ngày 19/3/2009, HĐQT Tập
đoàn đã ban hành QĐ số 64/QĐ-TCCB-LĐ/HĐQT thay đổi tên giao dịch của Viễn thông
tỉnh, thành phố trên toàn quốc thành VNPT (tên tỉnh, thành phố). Ví dụ Viễn
thông Hà Nội sẽ được đổi thành VNPT Hà Nội; tên đầy đủ là: Viễn thông Hà Nội.
- Ngày 23/7/2009, Chủ tịch
HĐQT có QĐ số 189/QĐ-TCCB-LĐ/HĐQT bổ nhiệm đồng chí Nghiêm Phú Hoàn, Trưởng Ban
Hợp tác Quốc tế làm Phó tổng GĐ Tập đoàn BCVT VN.
- Ngày 24/6/2010, theo quyết
định số 955/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chuyển Công ty mẹ - Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
- Ngày 3/10/2010, Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định Số 1833/QĐ-TTg bổ nhiệm Hội đồng
thành viên Công ty TNHH một thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
(VNPT). Theo Quyết định này, ông Phạm Long Trận, Chủ tịch Hội đồng quản trị, giữ
chức Chủ tịch Hội đồng thành viên. 7 Ủy viên Hội đồng quản trị VNPT được Thủ tướng
bổ nhiệm giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên gồm: Ông Vũ Tuấn Hùng - Tổng
Giám đốc VNPT; ông Phan Hoàng Đức; ông Lý Kiệt; ông Trần Mạnh Hùng; ông Hoàng
Văn Hải; ông Đỗ Ngọc Bình và ông Nguyễn Minh Dân.