Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin vô tuyến điện ở nam bộ và khu vi phục vụ chiến đấu chống mỹ, giải phóng đất nước (1954-1975)
I. Điều
lắng – bí mật tổ chức thông tin vô tuyến điện trong lòng địch (1954-1961)
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, lực lượng thông tin VT Đ kháng chiến
chống Pháp ở miền Nam chuyển quân tập kết. Để tiếp tục lãnh đạo cuộc đấu
tranh trong giai đoạn mới, các cấp ủy Đảng xứ ủy Nam Bộ đến các Liên Tỉnh ủy và
Tỉnh ủy đã bí mật gài lại một bộ phận điện đài cùng cán bộ chuyên môn để sử dụng
khi cần thiết. Tại các vùng miền Đông, Trung và Tây Nam Bộ cán bộ được điều lắng,
gài lại báo vụ cơ công và xây dựng các đài Xứ ủy hoạt động bí mật trong lòng địch.
Vào cuối năm 1960, Xứ ủy cho thành lập B8 thông tin trực thuộc
Văn phòng Xứ ủy làm nhiệm vụ thông tin đồng thời chỉ đạo các cấp sớm khôi phục
mạng lưới thông tin VTĐ trên toàn Nam Bộ. Đầu năm 1960, Khu ủy Sài Gòn –Gia Định
(T4) được thành lập. cùng với sự hình thành các cơ quan trực thuộc Khu ủy, Ban
Thông tin liên lạc được thành lập
II. Tổ chức lại lực lượng, mở rộng
mạng lưới thông tin (1961-1965)
Ngày 14/2/1961 lớp đào tạo báo vụ đầu tiên của cụm đài Xứ ủy
khai giảng, lấy tên là Lý Tự Trọng gồm 21 học viên tuyển chọn từ nòng cốt cán bộ
chiến sĩ của Xứ ủy và miền Đông. Trong điều kiện thiếu thốn mọi mặt: từ nơi ở đến
nơi học tập, thiếu phượng tiện dạy và học, tự cấp tự túc lương thực và đặc biệt
là phải giữ bí mật trên toàn khu vực, sau 6 tháng học tập 21 học viên đã thành
thạo nghiệp vụ, có thể phụ trách một điện đài độc lập. Lớp báo vụ khóa I lịch sử
đã thành công tốt đẹp.
Tháng 10/1961, cụm đài B8 Thông tin Xứ ủy được chuyển thành Ban
Thông tin Liên lạc TW Cục (R), làm nhiệm vụ phục vụ liên lạc VT Đ cho TW Cục,
chỉ đạo mạng lưới VT Đ toàn miền Nam. Cụm đài TW Cục hoạt động thường xuyên,
liên tục chủ yếu với Cục Đặc biệt (CP16) thuộc Văn phòng TW Đảng (Hà Nội).
Giữa năm 1961, đ/c Nguyễn Văn Tòng, cơ công Ban Thông tin TW Cục
cải tiến máy phát 102E của cụm đài Xứ ủy ở Trung Nam Bộ trước đây thành máy
phát sóng của Đài phát thanh Giải phóng. Tết 1962, Đài phát thanh Giải phóng
chính thức hoạt động.
Trong các năm từ 1962-1964, cục diện kháng chiến toàn miền Nam
phát triển mạnh, Ban Thông tin TW Cục không ngừng mở rộng về quy mô đáp ứng yêu
cầu chỉ đạo các nơi ngày một chặt chẽ thống nhất, các lớp Lý Tự Trọng liên tục
được khai giảng vừa đào tạo báo vụ vừa giúp học viên học kỹ thuật máy móc điện
đài. Xưởng kỹ thuật được thành lập góp phần nghiên cứu các máy móc điện đài chiến
lợi phẩm, lắp ráp các bộ máy thu phát trong điều kiện kháng chiến tự lực cánh
sinh, cung cấp máy cho các khu.
Quá trình hoàn thiện mạng lưới điện đài, chuẩn bị cho cuộc chiến
đấu lâu dài đòi hỏi mạng lưới mau chóng mở rộng và chất lượng ngày một nâng
lên. Trong khi cuộc đối đầu càng gay gắt việc thu mua linh kiện vật tư dùng cho
điện đài càng hiếm, các nơi đã tự lo liệu việc khôi phục máy điện đài cũ, lắp
ráp mới các loại máy đơn giản quen thuộc. Tính đến cuối 1964 số lượng điện đài
của miền Nam tăng lên gấp 4 lần so với 1960. Đây là cố gắng lớn của toàn ngành
VTĐ trong việc lắp ráp điện đài.
Các cụm đài VTĐ Sài Gòn-Gia Định, miền Đông, Trung, Tây Nam Bộ,
khu VI vừa hoạt động vừa xây dựng bộ máy, Ban thông tin liên lạc các vùng phải
tự lo liệu việc tổ chức bộ máy, sinh hoạt, đời sống cho cán bộ chiến sĩ. Nhìn
chung mạng lưới điện đài VTĐ ở các khu năm 1965 đã khá hoàn chỉnh, phát triển mạnh
về tổ chức mạng lưới, lực lượng báo vụ và máy móc thiết bị…. khá phong phú đảm
bảo thông tin liên lạc chỉ đạo của cấp ủy.
Từ yêu cầu chung của Ngành, phục vụ cấp ủy toàn Miền, tính thống
nhất, xuyên suốt, bí mật và kịp thời đòi hỏi ngành VT Đ phải được lãnh đạo tập
trung, phân công phân tuyến đúng mức và hợp tác đoàn kết trên toàn mạng để đói
phó với kỹ thuật điện đài của đối phương, phục vụ yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của
cấp ủy toàn Miền, TW Cục chỉ đạo tiến hành Đại hội Thông tin liên lạc miền Nam
lần I (1/1965). Đại hội đánh dấu một bước ngoặt phát triển của ngành VT Đ miền
Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Đại hội đánh giá tình hình phát triển lực lượng Thông tin VT Đ
toàn miền từ 1960 – hết 1964: số máy móc điện đài tăng gấp 4 lần, số báo vụ
tăng hơn 10 lần, cơ công tăng 9 lần, mạng lưới hoạt động xuyên suốt từ các cụm
đài TW Cục đến các khu, tỉnh, huyện quan trọng hoặc các đơn vị độc lập đến các
ngành chuyên môn khác như giao bưu, tuyên huấn, an ninh, binh vận…
Từ sự phát triển sâu rộng như trên, yêu cầu của chiến trường
đang chuyển biến mạnh, ngành thông tin VT Đ toàn miền phải thống nhất lãnh dạo,
hiện đại hóa phần nào về kỹ thuật, quản lý một cách khoa học xuyên suốt… để
dương đầu với việc đáh phá của đối phương một cách hiệu quả nhất. Các nhược điểm,
thiếu sót được Đại hội phân tích như: bộ máy chỉ đạo từ trên xuống chưa hình
thành nên hoạt động chưa đi vào nền nếp, chưa được lãnh đạo chặt chẽ, chưa phát
huy hết năng lực cán bộ và tính năng của máy móc điện đài, đào tạo diện rộng, kết
quả huấn luyện chưa cao, chất lượng chưa đồng đều…Sau Đại hội phương hướng
hành động quy mô toàn Miền được xác lập.
III. Phát triển mạnh lực lượng, chống
chiến lược “tìm và diệt” của địch, tổ chức cụm đài phục vụ các chiến dịch lớn
(1965-1969)
Trên cơ sở Đại hội Thông tin lần I đầu năm 1965, lãnh đạo Ban
Thông tin liên lạc TW Cục bàn bạc củng cố lại tổ chức, chuyên môn hóa các bộ phận
trực thuộc. Bên cạnh các cụm đài mật, Ban Thông tin cho tổ chức mạng thông tin
hữu tuyến (điện thoại từ thạch) phục vụ nội bộ cơ quan TW Cục. Trong hoàn cảnh
địch thường dùng thám báo chui vào căn cứ ta, việc duy trì mạng hữu tuyến là việc
làm khá mạnh dạn, nhưng vẫn làm tốt nhiệm vụ của mình. Cảnh giác địch lần theo
đường dây để phát hiện cơ quan đầu não nên mạng hữu tuyến tuy có tác dụng nhưng
không triển khai rộng vì độ an toàn chưa cao. Ban thông tin theo chỉ đạo của TW
Cục đã cung cấp các đài liên lạc hệ rõ cho thông tấn Xã giải phóng miền Nam, chỉ
đạo cac skhu, tỉnh lập hệ đài minh ngữ ở cấp mình, qua đây tăng cường lượng thông
tin tuyên truyền do Ban tuyên huấn chỉ đạo. Ban thông tin R còn giúp máy móc và
cán bộ thông tin để lập các đài thuộc Ban An ninh, Ban Binh vận, Ban Kinh tài,
Ban giao bưu, bộ phạn tài chính của Văn phòng TW Cục… Như vậy, liên lạc VT Đ đã
giúp TW Cục nắm được tình hình và chỉ đạo tất cả các bộ phận trực thuộc và các
địa phương.
Ngày 30/7/1966, thường vụ TW Cục miền Nam ra chỉ thị 27/C về “chấn
chỉnh tổ chức và lãnh đạo công tác thông tin VT Đ”.
Các vấn đề chấn chỉnh:
- Các hệ thống tổ chức thông tin VT
Đ còn nhập nhằng. Quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ từ trên xuống còn lỏng lẻo, các cấp
chuyên môn còn rời rạc, chủ trương của địa phương không khớp với chỉ đạo chung
của Ngành..
- Quản lý và bố trí cán bộ nhân
viên chưa tốt
- Việc bảo mật tài liệu chưa chặt
chẽ, lề lối tra cứu điện đến, đi còn luộm thuộm.
Từ các vấn đề đó có các chủ
trương sau:
- Ở TW và cấp khu chấn chỉnh gấp
các bộ phận còn xộc xệch, tăng cường cán bộ có năng lực. Các tỉnh ủy phối hợp với
Ban thông tin liên lạc khu nghiên cứu kỹ tình hình và khả năng của cán bộ để
thành lập Ban Thông tin liên lạc cấp Tỉnh.
- Do tính chất phức tạp khác nhau
giữa 2 hệ thống Dân Đảng, Quân sự, ở cấp TW và cấp khu cần tổ chức 2 hệ thống
riêng. Cấp Tỉnh 2 hệ thống tập trung làm một đặt dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy…
- Bộ phận Thông tấn xã Giải phóng cấp
TW Cục đặt dưới sự lãnh đạo chung của cấp ủy TW Cục, điện đài cần liên lạc chặt
chẽ với Ban Thông tin Dân Đảng cấp TW Cục để được sự giúp đỡ về mặt chuyên môn
khi cần.
- Các cấp ủy Đảng cần có kế hoạch
lãnh đạo, kiểm tra chặt chẽ công tác thông tin liên lạc trong hệ thống chuyên
môn từ trên xuống dưới.
- Tăng cường các mặt quản lý ngành
Thông tin VT Đ: Ban thông tin liên lạc có trách nhiệm theo dõi nắm chắc
và báo cáo thường lệ với cấp ủy trực tiếp, chọn người vào Ngành phải đúng với
tiêu chuẩn quy định.
Cần có chủ trương bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, đào tạo cán bộ
và dự trữ máy móc. Cần quy định chế độ phân cấp quản lý, bảo đảm an toàn, giữ
bí mật chuyên môn…
Năm 1968, ngành Thông tin VT Đ TW Cục lập Phòng Thông tin liên lạc
gắn với Văn phòng TW Cục để trực tiếp phục vụ công tác điện báo cho cấp ủy,
Phòng chịu sự quản lý về nghiệp vụ của Ban Thông tin. Chiến tranh cục bộ của Mỹ
ngày càng ác liệt, cuộc chiến trên làn sóng điện ngày càng gay gắt, để thực hiện
nghiêm túc phương châm bí mật, tháng 10/1966 Ban Thông tin R quyết định thành lập
đài kiểm tra có nhiệm vụ phát hiện ngăn chặn kịp thời mọi sơ hở của báo vụ viên
trên làn sóng trái với quy ước, thường xuyên xem xét, sửa đổi những bất hợp lý
dễ bị lộ và gây hậu quả nghiêm trọng. Theo đà phát triển của chiến tranh,
mạng lưới VT Đ của R mở rộng, để đáp ứng yêu cầu, đài kiểm tra được tăng cường
thành các cụm đài kiểm tra hoạt động liên tục ngày đêm.
Sau 5 năm xây dựng ngành Thông tin liên lạc Miền và hoạt động
theo định hướng Đại hội Thông tin lần I (2/1965) và chấp hành chỉ thị 217/CT của
Thường vụ TW cục (30/6/1966), chỉ thị 127/VP của Văn phòng TW Cục (28/7/1969),
lực lượng thông tin miền Nam có bước phát triển khá dài, chống chiến lược “tìm
và diệt” của địch, phục vụ Tổng tiến công Mậu Thân và chống đỡ phản kích của Mỹ
ngụy trong năm 1969. Đến tháng 3/1970, Ban Thông tin tổ chức Đại hội thông tin
lần II, đánh giá hoạt động trong chiến tranh cục bộ: “Với trình độ hạn chế về kỹ
thuật, máy móc thiết bị còn nghèo nan lậu hậu song cán bộ ngành Thông tin đã bất
khuất đối chọi với kẻ thù được trang bị kỹ thuật dồi dào và hiện đại hơn, đã từng
bước giành thắng lợi trên trận chiến. Nhìn chung Ngành đã hoàn thành nhiệm vụ
nhất là tỏng giai đoạn tổng khởi nghĩa năm 1968-1969”. Các khuyết nhược điểm cần
được khắc phục. Đề ra phương hướng nhiệm vụ: “Trên cơ sở nhận thức sâu sắc
vai trò trách nhiệm của Ngành, lãnh đạo động viên toàn ngành hăng hái phấn khởi
xông lên, kiên trì và quyết tâm vượt khó khăn ác liệt, gian khổ thiếu thốn để củng
cố phát triển thực lực của Ngành về tư tưởng chính trị, tổ chức và kỹ thuật
nghiệp vụ, phát triển cơ sở vật chất của Ngành về số lượng và chất lượng nhằm bảo
đảm phục vụ chỉ đạo trong bất cứ tình huống nào”.
Từ giữa 1972, thông tin liên lạc VT Đ toàn miền khẩn trương chuyển
sang giai đoạn mới, Hội nghị thông tin toàn Miền (như Đại hội lần III) họp từ
31/7-6/8/1972 quyết định sắp xếp lại toàn bộ hệ thống, các cụm đài, xưởng,
phòng ban chuyên môn sao cho gọn, nhẹ, mạnh tăng cường cán bộ và trang bị, tăng
cường mạng lưới thông tin và hiệu suất máy móc, chuẩn bị điều kiện để mở rộng
việc sử dụng điện thoại hữu tuyến để đáp ứng nhu cầu liên lạc giữa TW Cục và
các ban ngành.
Đặc biệt, sau HIệp định Pa-ri tháng 1/1973, TW Cục cho thành lập
cụm đài VT Đ phục vụ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Chmieenf Nam Việt Nam, Phòng
Thông tin cho tách một cụm đài liên lạc trực tiếp với Hà Nội, với các cơ
sở ngoại giao của Chính phủ ở nước ngoài (Pa-ri, Bắc Kinh, Maxcova…), cụm đài
hoạt động liên tục đến 1/1976 khi Hiệp thương thống nhất 2 miền Nam–Bắc hoàn chỉnh
mới giải thể.
Đầu năm 1975, quân ta thắng lớn trên khắp các mặt trận, khả năng
giải phóng Sài Gòn ngày càng rõ và đúng ngày 30/4/1975 Sài Gòn được giải phóng
hoàn toàn, Bưu điện Gia định được tiếp quản nguyên vẹn.
Như vậy, sau 30 năm kháng chiến chống Mỹ gian khổ, cuộc chiến đấu
của quân và dân ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn bằng chiến dịch Hồ chí
Minh lịch sử. Sau ngày giải phóng miền Nam, tại các tỉnh việc tiếp quản cũng
hoàn toàn thuận lợi, các cơ sở Bưu điện tiếp quản gần như nguyên vẹn, được sử dụng
tốt sau này.