Hệ thống hỗ trợ cải cách hành chính - Một của điện tử

Hệ thống một cửa điện tử là hệ thống tin học hóa việc giải quyết các thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước theo cơ chế một cửa

1 Mục tiêu

-     Nâng cao trình độ quản lý trong các quy trình giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các UBND cấp huyện/xã, các sở ban ngành.

-     Hệ thống cho phép định nghĩa quy trình xử lý thủ tục hành chính, hệ thống biểu mẫu kèm theo thông qua giao diện người dùng.

-     Hỗ trợ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trong công tác tiếp nhận hồ sơ, theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và trả kết quả.

-     Tự động tính toán ngày hẹn trả kết quả trừ những ngày nghỉ và ngày lễ.

-     Giúp kiểm soát tiến độ của các thủ tục hành chính, theo dõi được luồng xử lý công việc, thông báo công việc đến hạn, trễ hạn.

-     Cung cấp một nền tảng ứng dụng để từng bước cho phép các cơ quan hành chính nhà nước phối hợp giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng một cách xuyên suốt, nhất quán theo tinh thần “một cửa liên thông”.

-     Cung cấp công cụ, phục vụ cơ quan hành chính nhà nước trong công tác tổ chức, quản lý, lưu trữ khoa học, nhất quán, lâu dài hồ sơ thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân.

-     Công khai tình trạng xử lý hồ sơ, cho phép công dân, tổ chức theo dõi trạng thái xử lý hồ sơ của mình qua nhiều kênh như: website, tin nhắn, điện thoại.

-     Thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

2 Cơ sở pháp lý

-     Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

-     Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

-     Công văn số 1725/BTTTT-ƯDCNTT ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Bộ Thông Tin và Truyền Thông về việc  Hướng dẫn các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật cho hệ thống một cửa điện tử.

-     Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2011 của chính phủ về việc quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

3 Phạm vi

3.1 Đối tượng tham gia vận hành hệ thống:

-         Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã.

-         Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện.

-         Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các sở ban  ngành.

-         Các phòng ban chuyên môn sẽ tham gia vào việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.

-         Lãnh đạo cấp xã, huyện, sở, ban, ngành.

-         Công dân và các tổ chức kinh tế, xã hội.

 3.2 Tổng quan nghiệp vụ mô hình một cửa điện tử

-         Mô hình tổng quan

-         Quy trình nghiệp vụ

Mỗi quy trình nghiệp vụ trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính bao gồm nhiều công đoạn (bước). Mỗi công đoạn bao gồm nhiều thao tác (công việc), trình tự thực hiện các thao tác, đối tượng thực hiện thao tác. Xét theo khía cạnh các giai đoạn trong quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính thì các quy trình nghiệp vụ của hệ thống có thể được phân thành các công đoạn và chức năng chính như quy trình bên dưới.

3.2 Nội dung tin học hóa việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa

          Với công dân,  tổ chức

-         Cung cấp văn bản pháp lý, các quy trình giải quyết hồ sơ, các biểu mẫu qua mạng máy tính.

-         Gửi hồ sơ trực tuyến qua mạng.

-         Tra cứu tình hình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính qua mạng.

-         Tư vấn về quy trình, thủ tục qua mạng theo hình thức công dân đưa ra câu hỏi, tình huống và hệ thống cung cấp các thông tin tư vấn về hồ sơ, thủ tục cần thực hiện.

 

Với cán bộ công chức

-         Cán bộ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có thể tạo lập hồ sơ, in các phiếu tiếp nhận hồ sơ, phiếu hẹn, phiếu trả kết quả hay tiếp nhận hồ sơ mà công dân nộp trực tuyến qua mạng.

-         Những cán bộ thụ lý hồ sơ có thể thực hiện tác nghiệp trên mạng theo quy trình thụ lý đối với từng thủ tục hành chính in phiếu tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận khác.

-         Cán bộ tiếp nhận, các bộ thụ lý có thể xuất các bảng tổng hợp về tình hình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.

-         Lãnh đạo các phòng ban chuyên môn có thể theo dõi trạng thái giải quyết các hồ sơ thủ tục hành chính, tra cứu nhanh chóng các thông tin về hồ sơ thủ tục hành chính.